Chuyển đến nội dung chính

Những vấn đề cần hỏi về giao hàng

Bán hàng online giúp cho người bán tiếp cận được nhiều khách hàng tại khắp các khu vực trên toàn quốc. Với những khách hàng ở khu vực xa bạn bắt buộc phải nhờ đến các hãng vận chuyển, còn các đơn hàng trong nội thành bạn có thể gửi qua các hãng vận chuyển hoặc cân nhắc đến việc tự thuê nhân viên để giao hàng cho khách. Những nhân viên giao hàng cần được đào tạo để có được kỹ năng giao hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như bản thân họ. Một vài câu hỏi đáp sau đây sẽ giúp bạn có thêm được kinh nghiệp trong việc giao hàng, hãy cùng tham khảo nhé!

Những điều cần lưu ý khi tự giao hàng cho khách là gì?
Hãy tham khảo 10 điều cần lưu ý khi tự giao hàng cho khách để giúp việc kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn.

1. Lên lộ trình giao hàng

Hãy lập kế hoạch giao hàng và chọn đường đến địa chỉ ngắn nhất. Chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều đơn cần phải đi giao trong 1 ngày, hãy lên lộ trình cụ thể cho từng điểm đến để giảm bớt thời gian đi lại, chi phí nhiên liệu. Để làm được điều đó, thì việc hiểu biết về đường đi, hay một tấm bản đồ khu vực, thậm chí là thiết bị định vị GPS là một lựa chọn có chi phí thấp nhất và dễ dàng để bạn lên lộ trình giao hàng cho người vận chuyển của mình.

Ngoài ra, cũng nên xem xét đến các phương án đường đi dự phòng khác, các điểm nút giao thông hay bị tắc nghẽn… để chọn ra đường thích hợp nhất. Có thể đường đi bạn chọn là ngắn nhất nhưng nó lại là nơi thường xuyên bị tắc nghẽn thì hãy tìm một lối đi khác thông thoáng hơn, bởi khách hàng sẽ không vui nếu bạn bắt họ phải đợi quá lâu

2. Bảo quản hàng hóa cẩn thận

Khi giao hàng cho khách mà sản phẩm bị biến dạng, méo mó, hoặc sứt mẻ thì tỉ lệ nhận hàng rất thấp, vì vậy trong quá trình vận chuyển hay yêu cầu người vận chuyển nhẹ nhàng trong quá trình đóng gói, di chuyển, tháo gỡ và khi giao cho khách.

3. Hãy lịch sự với khách hàng

Người giao hàng cũng đóng vai trò như một đại sứ của doanh nghiệp. Nếu họ có thái độ hay cử chỉ thô lỗ hoặc thiếu tôn trọng, nó sẽ làm cho khách hàng cảm giác bực bội, không hài lòng, các hành vi và suy nghĩ tiêu cực về cửa hàng của bạn sẽ bắt đầu hình thành trong họ. Nếu người giao hàng luôn có thái độ lịch sự, nhã nhặn, khách hàng sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Chắc chắn điều đó sẽ là cơ hội tốt để họ tiếp tục lựa chọn sản phẩm của bạn trong tương lai.

4. Gọi điện trước cho khách hàng và luôn mang theo điện thoại

Trước khi đi giao hàng cho khách người vận chuyển nên gọi trước cho khách ít nhất 30 phút để hẹn trước với khách, đảm bảo rằng khách hàng đang ở nhà để nhận hàng. Đồng thời, luôn mang theo điện thoại bên mình vì đôi khi tuyến đường giao hàng sẽ được thay đổi, hoặc khi người vận chuyển không thể xác định rõ vị trí ngôi nhà hay địa chỉ của họ. Đối với những trường hợp khó khăn như vậy, việc trang bị một điện thoại di động cho người giao hàng là điều cần thiết, để họ có thể liên hệ với cửa hàng hay khách hàng một cách trực tiếp.

5. Cẩn thận với khoản tiền hàng thu hộ (COD)

Nhân viên vận chuyển sẽ phải thu tiền hàng của rất nhiều đơn trong một lần đi giao, vì vậy khoản tiền hàng này không hề nhỏ. Người vận chuyển phải cẩn thận với khoản tiền này. Nên để riêng tiền hàng vào 1 túi riêng, cất cẩn thận. Bạn cũng nên mang theo các loại tiền lẻ mệnh giá 10 nghìn, 20 nghìn để trả lại cho khách hàng. Việc này sẽ giảm thiểu sự nhòm ngó của những tên cướp.

6. Mang theo bút và giấy tờ ký nhận

Đa số khách các shop online hiện nay đều chọn phương pháp thanh toán qua thẻ ngân hàng, nhưng vẫn có nhiều cửa hàng chọn cách thanh toán trực tiếp với khách khi nhận hàng. Vì vậy, để quá trình giao dịch được diễn ra nhanh gọn, hãy cầm theo một cây bút để hai bên ký nhận. Đó cũng là cách tặng sự tin tưởng, chuyên nghiệp và tốc độ giao hàng của bạn.
7. Mang theo phụ tùng sửa xe cần thiết

Sẽ không có gì để đảm bảo rằng trong quá trình vận chuyển xe không bị hỏng hóc hay nổ lốp giữa đường. Vì vậy, việc mang theo một số công cụ đồ nghề sửa xe là điều cần thiết để người vận chuyển có thể sửa ngay mà không cần nhờ vào sự trợ giúp của những người thợ địa phương với cái giá “cắt cổ”.

8. Đề phòng bị lừa đảo

Có những khách hàng khó tính, họ có thể yêu cầu giao hàng lên các phòng khách sạn, hay các chung cư cao tầng, nhưng điều đó lại an toàn hơn là việc người giao hàng phải bước vào trong phòng, bởi họ có thể bị cướp. Ngoài ra, người vận chuyển cần tinh ý quan sát vị trí giao hàng xem chúng có giống một ngôi nhà như khách hàng miêu tả, đó là nơi vắng vẻ hay đông người. Để an toàn hơn, tốt nhất người giao hàng chỉ nên trả hàng cho khách tại cửa và không bao giờ bước vào trong nhà.

9. Không nghỉ lại giữa đường

Những người giao hàng cần chuẩn bị tươm tất sức khỏe, ăn uống đủ, và nạp đầy nhiên liệu cho phương tiện của mình trước khi xuất phát. Khi đã giao hàng, hạn chế dừng lại nghỉ giữa chặng vì nó mang lại nhiều rủi ro không tốt cho doanh nghiệp của bạn. Đồng thời khách hàng của bạn cũng phải đợi chờ lâu hơn.

10. Tuân thủ luật lệ giao thông

Tuân thủ luật giao thông là một nghĩa vụ và trách nhiệm mà tất cả mọi người khi tham gia phương tiện cần phải chấp hành. Vì vậy, dù bạn có đang vội hay khách hàng của mình đang giục, hãy biết kiềm chế và đừng vội vàng đi quá tốc độ, hay lạng lách trên đường. Điều đó đôi khi khiến khách hàng phải chờ đợi lâu hơn nữa bởi những sự cố không may xảy ra.
Nguồn: Internet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam. Không phải tự nhiên, người Việt hay nói vui “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là vậy. Từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hoá và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. Kinh nghiệm đối với du khách thập phương khi có ý định trẩy hội là tham khảo trước thông tin về thời gian, địa điểm và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kĩ về câu chuyện văn hoá, lịch sử để tránh được những điều mà người dân địa phương kiêng kị trong đầu năm mới.   Lễ hội truyền thống Việt những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. @Internet 1. Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh Online

Rất nhiều người muốn thử làm giàu bằng cách kinh doanh online thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo, nhưng cảm thấy vô cùng khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.  Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tài chính và vận hành sàn TMĐT Shopee cho rằng, có rất nhiều yếu tố đi để có thể đi đến thành công. Đối với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trên mạng thì việc đầu tiên cần tạo sự khác biệt bằng phần hình ảnh và mô tả sản phẩm Cụ thể, với kinh doanh online, hình ảnh và mô tả sản phẩm là hai phần đầu tiên và gây ảnh hưởng mạnh mẽ thu hút khách hàng nhất. Hãy tưởng tượng kinh doanh online là bạn đang mở gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên mạng. Khách hàng sẽ ấn tượng với những gian hàng nào có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt, dễ giúp họ hình dung trong thực tế. Ông Trần Tuấn Anh: Tối thiểu nên có một ảnh chụp thực tế của sản phẩm để tạo độ tin tưởng cho khách hàng Nếu hình ảnh xấu, phản cảm, ngay lập tức khách hàng sẽ b

Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hơn 400 tỷ USD hiện nay và còn tăng, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá, không gian phát triển ngành logistics nước ta còn rất lớn. Điều này mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước để đầu tư kết cấu hạ tầng logistics. Cộng đồng DN Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất cao. Tiềm năng và thách thức Thống kê mới đây của Hiệp hội DN logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng hơn 1.300 DN logistics đang hoạt động, hầu hết là những DN nhỏ và vừa. Các đơn vị logistic lớn được kể đến như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht… Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% GDP của cả nước, lớn hơn nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo