Chuyển đến nội dung chính

Các biện pháp đảm bảo phương tiện và hàng hóa vận chuyển

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN 
VÀ HÀNG HÓA KHI THAM GIA GIAO THÔNG
I. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và hàng hóa khi vận chuyển:
1. Kiểm tra các giấy tờ  liên quan đến phương tiện, hàng hóa và cá nhân lái xe:
a. Kiếm tra giấy tờ, thiết bị kèm theo xe:
                        * Đăng ký xe,
                        * Đăng kiểm xe (giấy phép lưu hành)
                        * Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới,
                        * Lệnh điều động xe,
                        * Sổ theo dõi bảo dưỡng sửa chữa xe
* Bình cứu hỏa, búa thoát hiểm
* Tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát hành trình
b. Kiếm tra giấy tờ của lái xe:
            * Bằng lái xe, CMT nhân dân
            * Hợp đồng lao động của Lái xe,
            * Các chứng chỉ được cấp theo yêu cầu khi vận hành xe ô tô,
 c. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa:
                        * Hợp đồng vận chuyển
                        * Tờ khai Hải quan (nếu có),
                        * Phiếu giao nhận hàng,
* Phiếu vận tải (ghi đủ các nội dung theo yêu cầu)
                        * Các hồ sơ khác (do Phòng Giao nhận - Vận chuyển hoặc Chủ hàng gửi),
                        * Kết thúc việc giao nhận hàng phải kịp thời bàn giao các hồ sơ liên quan đến việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa cho phòng Giao nhận - Vận chuyển (theo quy định).
 
2. Kiểm tra hàng hóa trong quá trình vận chuyển, giao – nhận:
+ Lái xe có trách nhiệm vận hành xe đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hành hóa khi vận chuyển, chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, giao nhận.
 + Chỉ vận chuyển hàng hóa có khối lượng phù hợp với phương tiện được cấp phép khi tham gia giao thông theo quy định.
+ Hàng hóa là hàng lẻ, khi xếp lên phương tiện phải đảm bảo khoa học và đúng kỹ thuật cho phép,
+ Trong quá trình vận chuyển, giao nhận háng hóa nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường liên quan đến chất lượng, số lượng hành hóa vận chuyển phải kịp thời báo cho người phụ trách trực tiếp biết để có biện pháp xử lý.
Trường hợp tự bản thân có thể tổ chức và xử lý được thì phải kịp thời xử lý, khắc phục để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trước khi tiếp tục tham gia giao thông.
+ Ký xác nhận số lượng và chất lượng hàng hóa khi kết thúc giao nhận,
 
3. Trong những trường hợp sau, xe Ôtô không được phép hoạt động:
            * Chưa được kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng hàng ngày,
            * Có hiện tượng khác thường báo hiệu có khả năng bị hư hỏng,
            * Sau sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ chưa có bản kiểm nghiệm xuất xưởng, chưa đủ các điều kiện cho xe Ôtô hoạt động,
            * Sử dụng xe Ôtô vượt quá tính năng kỹ thuật khi chưa có quyết định của Giám đốc Công ty về các biện pháp an toàn cần thiết cho lái xe và xe Ôtô.
            * Không đủ các giấy tờ theo Quy định khi lưu thông trên đường giao thông công cộng.
 
4. Trong quá trình vận hành xe trên đường giao thông công cộng, trong khu vực giao nhận hàng, phải tuyệt đối chấp hành:
            * Luật giao thông đường bộ,
            * Nội quy ra vào: cơ quan, nhà máy, kho hàng, bến cảng…
            * Quy định của Công ty về: lộ trình, tốc độ tối đa cho phép, kế hoạch vận chuyển.
            * Không được giao xe cho người không có: chuyên môn, trách nhiệm hoặc khi chưa được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp.
+ Sửa chữa hư hỏng bất thường cho xe Ôtô
Khi xe Ôtô hư hỏng, phải tiến hành các bước sau:
* Người lái phải dừng xe khẩn cấp, kiểm tra sơ bộ hư hỏng của xe và báo cáo cho người phụ trách trực tiếp biết: mô tả đầy đủ, chính xác những hiện tượng kỹ thuật trong quá trình xảy ra sự cố, sơ bộ dự đoán nguyên nhân xảy ra hư hỏng.
* Sau khi tiếp nhận thông tin về hư hỏng của xe Ôtô do người lái xe thông báo, người phụ trách trực tiếp hoặc người được giao nhiệm vụ sửa chữa xe phải phân loại sự cố:
            * Hư hỏng nhỏ, tiến hành sửa chữa khắc phục để tiếp tục phục vụ vận chuyển hàng hóa.
            * Hư hỏng lớn hoặc hư hỏng nhỏ nhưng khó khắc phục:
+Trường hợp xe hư hỏng nghiêm trọng
            Trong trưòng hợp này, phụ trách đơn vị quản lý xe phải kịp thời lập biên bản, nêu rõ nguyên nhân hư hỏng, tình trạng hiện tại của xe để báo cáo phòng Giao nhận - Vận chuyển và Giám đốc Công ty thống nhất biện pháp sử lý kịp thời.
 
5.. Xe Ôtô chờ sử dụng, sửa chữa: phải được bảo quản tại kho, bãi có đủ điều kiện để không làm ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của xe, không bị mất mát phụ tùng, đủ điều kiện PCCC và an ninh.
            Giao xe cho người có trách nhiệm trông giữ; thường xuyên chăm sóc kỹ thuật để cho xe không bị giảm chất lượng, sẵn sàng hoạt động khi có yêu cầu.
 
II. Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông:
Phòng Nhân sự, Giao nhận - Vận chuyển, Ban ATGT: có trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; Đạo đức nghề nghiệp do Nhà nước ban hành; Nội quy lao động và Quy chế quản lý xe Ô tô của Công ty…
 
III. Kiểm tra, giám sát về đảm bảm an toàn giao thông:
1. Theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định về trật tự, an toàn giao thông của Lái xe thông qua thiết bị giám sát hành trình… hợp chuẩn đã được lắp đặt trên các xe Ô tô với các nội dung chính như sau:
+ Xây dựng phương pháp và biểu mẫu thống kê các tiêu chí về hành trình; giám sát vận tốc tối đa theo quy định; thời gian lái xe liên tục, nhật ký cấp nhiên liệu…
+ Cách thức cảnh báo vượt quá tốc độ Quy định khi Lái xe đang điều khiển phương tiện.
+ Biện pháp xử lý (dự tính) khi xẩy ra tai nạn giao thông (sự kiện Bảo hiểm).
 
2. Theo định kỳ (hoặc đột xuất) kiểm tra việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông… của các đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ./.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam. Không phải tự nhiên, người Việt hay nói vui “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là vậy. Từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hoá và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. Kinh nghiệm đối với du khách thập phương khi có ý định trẩy hội là tham khảo trước thông tin về thời gian, địa điểm và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kĩ về câu chuyện văn hoá, lịch sử để tránh được những điều mà người dân địa phương kiêng kị trong đầu năm mới.   Lễ hội truyền thống Việt những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. @Internet 1. Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh Online

Rất nhiều người muốn thử làm giàu bằng cách kinh doanh online thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo, nhưng cảm thấy vô cùng khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.  Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tài chính và vận hành sàn TMĐT Shopee cho rằng, có rất nhiều yếu tố đi để có thể đi đến thành công. Đối với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trên mạng thì việc đầu tiên cần tạo sự khác biệt bằng phần hình ảnh và mô tả sản phẩm Cụ thể, với kinh doanh online, hình ảnh và mô tả sản phẩm là hai phần đầu tiên và gây ảnh hưởng mạnh mẽ thu hút khách hàng nhất. Hãy tưởng tượng kinh doanh online là bạn đang mở gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên mạng. Khách hàng sẽ ấn tượng với những gian hàng nào có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt, dễ giúp họ hình dung trong thực tế. Ông Trần Tuấn Anh: Tối thiểu nên có một ảnh chụp thực tế của sản phẩm để tạo độ tin tưởng cho khách hàng Nếu hình ảnh xấu, phản cảm, ngay lập tức khách hàng sẽ b

Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hơn 400 tỷ USD hiện nay và còn tăng, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá, không gian phát triển ngành logistics nước ta còn rất lớn. Điều này mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước để đầu tư kết cấu hạ tầng logistics. Cộng đồng DN Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất cao. Tiềm năng và thách thức Thống kê mới đây của Hiệp hội DN logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng hơn 1.300 DN logistics đang hoạt động, hầu hết là những DN nhỏ và vừa. Các đơn vị logistic lớn được kể đến như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht… Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% GDP của cả nước, lớn hơn nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo