Chuyển đến nội dung chính

Gần 11.000 tấn vải thiều Bắc Giang xuất ngoại bằng máy bay

Trong số 97.100 tấn vải thiều Bắc Giang xuất khẩu thì 86.200 tấn được xuất qua Trung Quốc.

Ông Đào Xuân Cường – Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, vụ vải thiều 2018 của tỉnh này “được mùa, được cả giá” với tổng sản lượng tiêu thụ năm 2018 đạt 215.800 tấn, gấp đôi so với 2017. 
Cũng theo ông Cường, năm nay vải thiều Bắc Giang đã xuất đi hơn 30 nước, vùng lãnh thổ với tổng sản lượng vải tươi 97.100 tấn, thu về 170,5 triệu USD. Lượng vải được xuất bằng máy bay khoảng 10.900 tấn (vải tươi, đã qua chế biến...). Còn lại 86.200 tấn được xuất sang thị trường Trung Quốc. 
Bà Bảy (xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) bó từng bó vải cho vào thùng, chuẩn bị chất lên xe chở đem bán tại các điểm cân trong huyện. Ảnh: Ngọc Thành
Bà Bảy (xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) bó từng bó vải cho vào thùng, chuẩn bị chất lên xe chở đem bán tại các điểm cân trong huyện. Ảnh: Ngọc Thành
Ở thị trường nội địa, tổng lượng vải tiêu thụ là 118.700 tấn, chủ yếu bán cho các tỉnh lân cận phía Bắc, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... và một số tỉnh, thành phía Nam thông qua các thương nhân phân phối, chợ đầu mối, siêu thị. 
Thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho thấy, vải Bắc Giang đã vào thị trường phía Nam khoảng 20.600 tấn thông qua hệ thống phân phối chợ đầu mối Thủ Đức TP HCM, hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op là 460 tấn, Big C 3 tấn...
Cả mùa vụ Bắc Giang thu về 5.755 tỷ đồng, giá vải cao điểm 35.000 - 40.000 đồng một kg, bình quân 16.000 đồng mỗi kg. "Giá vải năm nay ổn định, người dân trồng vải có lãi và không có hiện tượng ép cân, ép giá dù cao điểm thu hoạch có tình trạng tắc đường cục bộ", ông Cường cho biết.
Trong cả vụ thu hoạch có trên 200 thương nhân là doanh nghiệp, thương nhân phân phối người Trung Quốc sang thu mua tại các điểm cân trên toàn tỉnh. Cao điểm tại Bắc Giang có 700 điểm cân, tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên...
Báo VNN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam. Không phải tự nhiên, người Việt hay nói vui “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là vậy. Từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hoá và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. Kinh nghiệm đối với du khách thập phương khi có ý định trẩy hội là tham khảo trước thông tin về thời gian, địa điểm và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kĩ về câu chuyện văn hoá, lịch sử để tránh được những điều mà người dân địa phương kiêng kị trong đầu năm mới.   Lễ hội truyền thống Việt những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. @Internet 1. Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh Online

Rất nhiều người muốn thử làm giàu bằng cách kinh doanh online thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo, nhưng cảm thấy vô cùng khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.  Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tài chính và vận hành sàn TMĐT Shopee cho rằng, có rất nhiều yếu tố đi để có thể đi đến thành công. Đối với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trên mạng thì việc đầu tiên cần tạo sự khác biệt bằng phần hình ảnh và mô tả sản phẩm Cụ thể, với kinh doanh online, hình ảnh và mô tả sản phẩm là hai phần đầu tiên và gây ảnh hưởng mạnh mẽ thu hút khách hàng nhất. Hãy tưởng tượng kinh doanh online là bạn đang mở gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên mạng. Khách hàng sẽ ấn tượng với những gian hàng nào có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt, dễ giúp họ hình dung trong thực tế. Ông Trần Tuấn Anh: Tối thiểu nên có một ảnh chụp thực tế của sản phẩm để tạo độ tin tưởng cho khách hàng Nếu hình ảnh xấu, phản cảm, ngay lập tức khách hàng sẽ b

Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hơn 400 tỷ USD hiện nay và còn tăng, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá, không gian phát triển ngành logistics nước ta còn rất lớn. Điều này mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước để đầu tư kết cấu hạ tầng logistics. Cộng đồng DN Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất cao. Tiềm năng và thách thức Thống kê mới đây của Hiệp hội DN logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng hơn 1.300 DN logistics đang hoạt động, hầu hết là những DN nhỏ và vừa. Các đơn vị logistic lớn được kể đến như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht… Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% GDP của cả nước, lớn hơn nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo