Chuyển đến nội dung chính

Hiệp hội Gỗ phản ứng gay gắt về cáo buộc nhập lậu gỗ từ Campuchia của EIA

Dân trí Hiệp hội Gỗ và Lâm sản vừa đưa ra phản ứng rất mạnh về nội dung báo cáo của EIA- một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh là không đúng, mang tính quy chụp cho sản phẩm gỗ Việt Nam


Cáo buộc được cho là vô căn cứ của EIA có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam (Ảnh minh họa/VOV)
Cáo buộc được cho là vô căn cứ của EIA có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam (Ảnh minh họa/VOV)
Một báo cáo có nhiều thông tin và nhận định sai lệch
Ngày 31/5/2018, Cơ quan điều tra môi trường (EIA)- Một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh đã công bố bản báo cáo có tên gọi “Tội phạm tiếp diễn – Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu gỗ lậu từ Campuchia”. Đây là lần thứ 3, tổ chức này công bố, đưa ra những khuyến cáo và đều nhận được phản ứng gay gắt từ Hiệp hội Gỗ lâm sản Việt Nam (VIFORES).
VIFORES cho rằng báo cáo của EIA đã không phản ánh đúng thực trạng tình hình nhập khẩu gỗ từ Campuchia của Việt Nam. Báo cáo có nhiều thông tin và nhận định sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của ngành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Mặt khác, báo cáo này theo VIFORES có thể gây ra những rủi ro thị trường vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các doanh nghiệp FDI đang sử dụng gỗ nguyên liệu sạch được các tổ chức quốc tế công nhận.
“Chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam được nêu trong báo cáo và các doanh nghiệp này đã hoàn toàn bác bỏ những thông tin thiếu chính xác và những cáo buộc phi lý được nêu trong báo cáo”, Hiệp hội này nhấn mạnh.
VIFORES cho rằng phương pháp thu thập số liệu và tiến hành nghiên cứu của EIA không chính xác, không mang tính đại diện và thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách của Việt Nam và Campuchia. Dẫn chứng cho lập luật này, Hiệp hội khẳng định 300.000m3 gỗ từ Campuchia nêu trong báo cáo được chính quyền địa phương tỉnh Gia Lai cấp phép nhập khẩu đã hết hiệu lực từ tháng 5/2017 và từ đó đến nay không có hạn ngạch nhập khẩu nào được cấp phép.
“Điều đáng ngạc nhiên là thông tin đã được EIA đưa vào Báo cáo năm 2017 với tiêu đề ‘Vi phạm tái diễn: Thương mại gỗ bất hợp pháp dai dẳng của Việt Nam’ và nay lại đưa vào trong báo cáo năm 2018. Việc đưa thông tin cũ vào báo cáo mới khiến người đọc hiểu sai về tình trạng nhập gỗ từ Campuchia và Việt Nam đang tăng lên mặc dù thực tế là giảm rất mạnh”, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phản bác.
Sử dụng số liệu thống kê, ảnh minh họa sai lệch
Cơ quan này cho rằng, ngay cả việc sử dụng số liệu thống kê của mã hàng sản phẩm để quy kết doanh nghiệp đang nhập khẩu gỗ xẻ bị cấm xuất khẩu từ Campuchia cũng không phù hợp. Thêm nữa, các hình ảnh minh hoạ trong báo cáo đều là những hình ảnh chụp ở Campuchia chứ không có hình ảnh nào cho thấy các sản phẩm gỗ này có mặt tại cửa khẩu để đi vào Việt Nam.
Theo VIFORES, nhóm nghiên cứu của EIA đã lựa chọn 3 điểm nóng về khai thác gỗ bất hợp pháp tại Campuchia để nghiên cứu từ đó suy ra thực trạng về khai thác thương mại gỗ bất hợp pháp ở quy mô quốc gia là không mang tính đại diện và không phản ứng đúng bản chất. Bên cạnh đó, EIA cũng không hiểu rõ cơ chế chính sách liên quan đến kha thức rừng và thương mại gỗ sản xuất tại Campuchia.
“Từ những thông tin không chính xác, không đầy đủ, kết hợp với phương pháp thu thập số liệu và thực hiện không đúng, báo cáo đã đưa ra những khuyến nghị không phù hợp, gây nhầm lẫn và dẫn đắt dư luận đi lệch hướng”, VIFORES nhấn mạnh.
Trước đó hồi cuối năm 2011, nhằm gây cản trở hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam vào hai thị trường lớn là Mỹ và EU, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại nước Anh đã dựng lên bản cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp của Lào nhằm làm mất uy tín của sản phẩm gỗ Việt Nam.
Lần đó, EIA đưa ra cáo buộc Việt Nam buôn bán gỗ bất hợp pháp với Lào và Campuchia. Ngay sau đó, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển và Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đã phản ứng về cáo buộc không căn cứ của EIA.

H.Anh - Báo Dân trí

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam. Không phải tự nhiên, người Việt hay nói vui “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là vậy. Từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hoá và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. Kinh nghiệm đối với du khách thập phương khi có ý định trẩy hội là tham khảo trước thông tin về thời gian, địa điểm và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kĩ về câu chuyện văn hoá, lịch sử để tránh được những điều mà người dân địa phương kiêng kị trong đầu năm mới.   Lễ hội truyền thống Việt những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. @Internet 1. Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh Online

Rất nhiều người muốn thử làm giàu bằng cách kinh doanh online thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo, nhưng cảm thấy vô cùng khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.  Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tài chính và vận hành sàn TMĐT Shopee cho rằng, có rất nhiều yếu tố đi để có thể đi đến thành công. Đối với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trên mạng thì việc đầu tiên cần tạo sự khác biệt bằng phần hình ảnh và mô tả sản phẩm Cụ thể, với kinh doanh online, hình ảnh và mô tả sản phẩm là hai phần đầu tiên và gây ảnh hưởng mạnh mẽ thu hút khách hàng nhất. Hãy tưởng tượng kinh doanh online là bạn đang mở gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên mạng. Khách hàng sẽ ấn tượng với những gian hàng nào có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt, dễ giúp họ hình dung trong thực tế. Ông Trần Tuấn Anh: Tối thiểu nên có một ảnh chụp thực tế của sản phẩm để tạo độ tin tưởng cho khách hàng Nếu hình ảnh xấu, phản cảm, ngay lập tức khách hàng sẽ b

Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hơn 400 tỷ USD hiện nay và còn tăng, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá, không gian phát triển ngành logistics nước ta còn rất lớn. Điều này mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước để đầu tư kết cấu hạ tầng logistics. Cộng đồng DN Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất cao. Tiềm năng và thách thức Thống kê mới đây của Hiệp hội DN logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng hơn 1.300 DN logistics đang hoạt động, hầu hết là những DN nhỏ và vừa. Các đơn vị logistic lớn được kể đến như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht… Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% GDP của cả nước, lớn hơn nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo