Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được
tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm Rằm Tháng Tám (âm lịch). Trong dịp này
người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
Ngày
nay, xã hội phát triển hiện đại hơn, cũng tạo nhiều điều kiện để mọi người có
thể gắn kết với nhau, trao tặng những món quà Trung Thu cho nhau một cách dễ
dàng. Với những người con xa quê, những hộp bánh Trung Thu làm quà gửi về nhà
chính là tâm tình, là gửi gắm thương nhớ và mong mỏi đoàn tụ cùng gia đình sum
vầy hạnh phúc. Thấu hiểu ý nghĩa của những hộp quà bánh Trung Thu, Viettel Post giúp các bạn gắn kết tình cảm mọi người.
tet trung thu tết trung thu 2018 tết trung thu là gì
Ngày này, gia đình sẽ bày mâm cỗ ra sân và cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ
ăn bánh kẹo trái cây, trẻ con rước đèn, múa lân, ca hát...
- Rước đèn trung thu:
Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ, mà cũng
cùng các em vui chơi thỏa chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng làm nên
sự thăng hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống, khi mùa thu êm ả,
mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi
người.
- Múa lân:
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có
sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai
đêm 15 và 16.
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép
bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những
loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với
đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.
Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ
2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt
bưởi được đem ra đốt sáng.
Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị,
hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể
thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người
sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.
Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung
trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội
bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với
cả cây của mình.
Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có
người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
- Đồ chơi Trung thu:
Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu.
Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu.
- Bánh Trung thu:
Dịp Tết Trung thu, khắp nơi trong nước sản xuất nhiều loại đồ chơi, làm
nhiều loại bánh, kẹo trung thu nhiều hình nhiều vẻ, nhiều màu sắc, nhiều hương
vị, bày bán khắp nơi để phục vụ Tết Trung thu.
+ Bánh nướng
Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường
để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách
và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước
đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh
nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt
dưa, lạp xường.
Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng
chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu
tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào
nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại.
+ Bánh dẻo
Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp
rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như
bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã
chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò
nướng.
- Rước đèn Trung thu
Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là
thiếu nhi. Tục lệ này có từ Trung Hoa cổ xưa. Thời nhà Tống (960-1269), chuyền
lan một huyền thoại là: có con cá chép vàng, tu luyện thành tinh, thường hóa
phép thành người, để trêu và lừa phụ nữ.
Thấy thế, ông Bao Công bày cho mọi nhà mang đèn Cá Chép và nhiều loại
hình con gia súc, gia cầm khác, treo trước cửa nhà, để cá quỷ không dám đến
nhũng nhiễu, làm hại.
Từ đó, trung thu đến, nhà nhà thả cá chép xuống ao hồ và treo nhiều loại
đèn, có đèn hình cá chép và cho trẻ rước đèn Ông Sao vui chơi dưới vầng trăng
tỏa sáng tươi đẹp.
Chi tiết mời các bạn liên hệ:
🔰Fanpage: https://www.facebook.com/sandacsanviet/
☎️Hotline: 0961.288.990 - 024.66.704.999
🌎Website: http://sandacsan.com.vn/
☎️Hotline: 0961.288.990 - 024.66.704.999
🌎Website: http://sandacsan.com.vn/
tet trung thu tết trung thu 2018 tết trung thu là gì
Nhận xét
Đăng nhận xét