Chuyển đến nội dung chính

Những lần Giao Hàng Nhanh bị tố tráo hàng có giá trị

Là một trong những đơn vị có thị phần đáng kể trong lĩnh vực logistics, Giao Hàng Nhanh lại thường xuyên bị khách hàng tố tráo hàng có giá trị cũng như chất lượng dịch vụ kém.
Theo phản ánh của nhiều người sử dụng dịch vụ chuyển phát của Giao Hàng Nhanh (GHN), đã rất nhiều lần đơn vị này để hư hỏng hàng chuyển phát của khách, giao chậm, lạc mất hàng và cả tráo hàng có giá trị thành hàng kém chất lượng, thậm chí thành cục gạch, chai nước.

Nhẹ thì chậm ngày giao, hàng rách nát

"Mình có một đơn hàng giao từ Quảng Ninh về Hà Nội, thông thường các đơn vị khác chỉ mất 2-3 ngày là khách nhận được hàng, nhưng đơn hàng DG1DDS4AU thì đợi hàng tuần không có hàng. Tới ngày thứ 8 thì GHN báo là hàng đã thất lạc và yêu cầu khách hủy đơn", anh Ngọc T., một tiểu thương kinh doanh qua mạng bức xúc.
"GHN khiến mình vừa mất công giải thích cho khách đang chờ đợi, vừa hỏng hết kế hoạch của khách, do không nhận được hàng để sử dụng, vừa không bán được hàng", anh Ngọc T. nói.
Cũng theo anh T., cả anh và khách hàng đều tìm cách liên hệ với GHN nhưng đơn vị này liên tục hứa hẹn "sẽ tìm hiểu", "sẽ thông tin lại", "hàng sẽ giao hôm nay" song đều không nhận được lại thông tin nào từ GHN.
Nhung lan Giao Hang Nhanh bi to trao hang co gia tri hinh anh 1
Giao Hàng Nhanh bị tố nhiều lần làm mất hàng hoặc bị tráo hàng của khách. 
"Nếu Giao Hàng Nhanh không thể giao nhanh bằng các đơn vị khác thì mình nghĩ doanh nghiệp nên đổi tên, để không gây hiểu lầm cho người dùng", khách nhận đơn hàng DG1DDS4AU chia sẻ.
Không chỉ anh T. phải trải nghiệm chất lượng dịch vụ kém của GHN. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, rất nhiều thành viên lên tiếng cảnh báo về dịch vụ của nhà chuyển phát này, thậm chí còn huy động tẩy chay GHN.
Cụ thể, thành viên Nguyệt D. chia sẻ sau khi mua sách từ một trang thương mại điện tử, D. nhận được hộp hàng từ GHN trong tình trạng rách nát, móp méo "như nhặt từ đống rác". Khách hàng này đã ngay lập tức yêu cầu đổi trả.
"Hộp sản phẩm cực kì nhàu nát, chất lượng sản phẩm bên trong không đảm bảo. Do hộp bị rách nghiêm trọng dẫn đến sản phẩm bị ngấm nước, sách bị nhàu nát, quăn mép đủ cả", khách hàng tên D. bức xúc.
Một tiểu thương tên Phương Q. (Hà Nội), chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em cũng phản ánh về việc gửi hơn 60 đơn hàng ở các đơn vị khác nhau không gặp vấn đề gì, nhưng đơn đầu tiên dùng dịch vụ của GHN thì hàng đến tay người nhận đã vỡ nát, không thể sử dụng được.

Nặng thì mất hàng, bị tráo hàng

Những trường hợp trên vẫn được đánh giá là thiệt hại nhẹ so với việc bị tráo hàng có giá trị.
Anh Chu Văn Bình, chủ cửa hàng kinh doanh máy ảnh trên phố Vọng Đức (Hà Nội), chia sẻ anh có dùng dịch vụ của GHN để chuyển một chiếc máy ảnh trị giá 18 triệu đồng từ Hà Nội vào TP.HCM. Khi nhận lại hàng, anh Bình phát hiện máy ảnh trong hộp đã bị "hô biến" thành chai nước khoáng 500 ml.
Nhung lan Giao Hang Nhanh bi to trao hang co gia tri hinh anh 2
Anh Bình gửi đi một máy ảnh Sony A6300 Kit 16-55 trị giá 18 triệu đồng nhưng nhận về một chai nước khoáng 500 ml. Ảnh: NVCC.
Chủ nhân của món hàng sau đó đã phản ánh vụ việc với 2 đơn vị là GHN và Shopee. Đến ngày 8/8, đại diện Shopee cho biết phía GHN sẽ hoàn lại số tiền tương đương giá trị chiếc máy ảnh cho anh Bình. Tuy nhiên đơn vị này cũng không nói rõ chiếc máy ảnh biến mất như thế nào.
Tương tự, anh Đình T. khi giao đơn hàng DDS45H74 qua GHN đã bị đánh tráo chiếc máy đọc sách trị giá khoảng 3,4 triệu đồng thành một cục gạch có kích cỡ và cân nặng tương đương.
Cũng theo phản ánh từ anh T., GHN đã mất tới 22 ngày để giao chiếc máy của anh tới tay khách hàng, quá lâu so với các đơn vị khác, và khi nhận lại hàng từ đơn vị này, anh T. rất bức xúc khi máy đọc sách không thấy đâu, chỉ thấy một viên gạch.
"GHN đã bồi thường 100% giá trị sản phẩm, tuy nhiên mình còn phải chịu nhiều thiệt hại khác như thời gian, uy tín cũng như ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của mình", anh T. cho hay.
Theo anh T., một đơn hàng khác của anh gửi qua GHN có sản phẩm là một chiếc điện thoại iPhone X cũng đang trong tình trạng chậm so với ngày giao, và anh đang lo có thể bị tráo hàng.
Một trường hợp khác là đơn hàng DED4DL96 của anh Long H. (Bến Tre). Anh chuyển một chiếc điện thoại Oppo A83 và nhận được chiếc bàn phím có giá thị trường 100.000 đồng.
"Dù mã vận đơn, mã ID hàng đúng nhưng đã bị dán nhãn đóng lại và sản phẩm bên trong đã bị đánh tráo", anh Long H. chia sẻ. "Sau khoảng thời gian dài làm việc với cả Shopee và GHN, GHN đã chấp nhận bồi thường cho tôi", anh H. kể lại.
Theo ghi nhận của Zing.vn qua các phản ánh, sản phẩm thường xuyên bị đánh tráo khi gửi qua dịch vụ của GHN là điện thoại di động, máy ảnh, đồng hồ hay những sản phẩm có giá trị khác.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện GHN cho hay doanh nghiệp đang xử lý tới 250.000 đơn hàng mỗi ngày nên sai sót là điều rất khó tránh khỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển phát.
Nguồn: Zing

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam. Không phải tự nhiên, người Việt hay nói vui “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là vậy. Từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hoá và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. Kinh nghiệm đối với du khách thập phương khi có ý định trẩy hội là tham khảo trước thông tin về thời gian, địa điểm và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kĩ về câu chuyện văn hoá, lịch sử để tránh được những điều mà người dân địa phương kiêng kị trong đầu năm mới.   Lễ hội truyền thống Việt những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. @Internet 1. Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh Online

Rất nhiều người muốn thử làm giàu bằng cách kinh doanh online thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo, nhưng cảm thấy vô cùng khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.  Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tài chính và vận hành sàn TMĐT Shopee cho rằng, có rất nhiều yếu tố đi để có thể đi đến thành công. Đối với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trên mạng thì việc đầu tiên cần tạo sự khác biệt bằng phần hình ảnh và mô tả sản phẩm Cụ thể, với kinh doanh online, hình ảnh và mô tả sản phẩm là hai phần đầu tiên và gây ảnh hưởng mạnh mẽ thu hút khách hàng nhất. Hãy tưởng tượng kinh doanh online là bạn đang mở gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên mạng. Khách hàng sẽ ấn tượng với những gian hàng nào có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt, dễ giúp họ hình dung trong thực tế. Ông Trần Tuấn Anh: Tối thiểu nên có một ảnh chụp thực tế của sản phẩm để tạo độ tin tưởng cho khách hàng Nếu hình ảnh xấu, phản cảm, ngay lập tức khách hàng sẽ b

Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hơn 400 tỷ USD hiện nay và còn tăng, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá, không gian phát triển ngành logistics nước ta còn rất lớn. Điều này mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước để đầu tư kết cấu hạ tầng logistics. Cộng đồng DN Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất cao. Tiềm năng và thách thức Thống kê mới đây của Hiệp hội DN logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng hơn 1.300 DN logistics đang hoạt động, hầu hết là những DN nhỏ và vừa. Các đơn vị logistic lớn được kể đến như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht… Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% GDP của cả nước, lớn hơn nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo