Chuyển đến nội dung chính

Nghề mới thời online

Trong “thời đại internet”, bạn chỉ cần ngồi nhà bấm phím máy tính là có thể đặt mua được nhiều món hàng mình yêu thích. Từ đây, phát sinh một nghề mới. Ðó là nghề “ship” hàng.

Hiện nay, dịch vụ kinh doanh online ngày càng nở rộ, từ các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm cho đến đồ ăn thức uống cùng nhiều loại mặt hàng khác. Khách hàng chỉ cần vào trang mạng có rao bán hàng, chọn món hàng mà mình thích rồi điện thoại hay vài cú “click” chuột là hàng hóa được giao đến tận tay. Ðể hàng đến tay người tiêu dùng, người bán phải thuê người đi giao hàng cho khách. Người làm khâu trung gian này thường được gọi là “shipper” - người giao hàng, hay nói cách khác, họ là những người kết nối thế giới online với đời sống thật.

Không phải muốn làm “shipper” là được

“Mỗi một đơn giao hàng, chúng tôi nhận được vài chục ngàn tiền công”, anh Lê Quốc Quý, 32 tuổi, một nhân viên giao hàng (nhiều người quen gọi là “ship” hàng) đã vào nghề được hơn 1 năm ở TP. Biên Hòa cho biết.

Theo anh Quý, “ship” hàng là công việc đang “hot” do dịch vụ bán hàng online ngày càng nở rộ, nhu cầu của khách hàng càng ngày càng cao nên người giao hàng (hay “shipper”) không lo thiếu việc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ai muốn làm “shipper” cũng được vì còn liên quan đến nhiều yếu tố như quen thuộc đường sá, chịu áp lực công việc, lại phải xây dựng được lòng tin với chủ. Anh Quý kể, thời gian đầu, theo quảng bá trên mạng anh đã đi đến vài ba điểm để xin làm “shipper”. Khổ nỗi, chẳng nơi nào chịu nhận do anh không có người quen bảo lãnh. Mãi đến lúc nhờ được một người đi trước trong nghề giới thiệu và đứng ra bảo lãnh, anh mới được nhận làm “shipper” cho một shop kinh doanh online. Làm được một thời gian, anh được chủ tin tưởng giao phụ trách địa bàn.
Nghề mới thời online
Nếu xin làm “shipper” cho những cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh, nước uống thì dễ, nhưng đối với những shop kinh doanh các mặt hàng đắt tiền như thời trang, trang sức, mỹ phẩm thì khó hơn nhiều. Người xin làm nếu có người quen đưa đến bảo lãnh thì có thể vào làm ngay. Còn không, người xin làm phải đặt chứng minh nhân dân hoặc tiền cọc thì chủ shop mới yên tâm nhận vào làm. “Ðơn giản vì họ sợ những “shipper” như tụi mình giao hàng xong rồi ôm tiền của khách chạy mất”, anh Quý nói. Với những shop kinh doanh lớn, kinh doanh các mặt hàng có giá trị, họ chỉ nhận 1, 2 “shipper” chuyên nghiệp, ăn lương trực tiếp của shop, chứ không ăn theo đơn hàng nữa. Những “shipper” chuyên nghiệp nếu muốn nhận thêm đơn hàng để đi giao thì phải móc nối với các “shipper” khác, chẳng hạn như ngày hôm nay đi giao hàng cho một nơi nào đó thì gọi cho các shipper khác xem họ có đơn hàng ở đó không. Nếu có, sẽ nhận luôn đơn hàng đó để đỡ mất công đi cho đôi bên. Tiền công sẽ được chia đôi, hoặc theo tỷ lệ 4 - 6.

Nguyễn Văn Thắng, sinh viên năm thứ 3, Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công nghệ Ðồng Nai vừa vào nghề “ship” hàng được vài tháng cho biết, mình cũng muốn kiếm một công việc làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống và học phí. Ðang không biết kiếm việc gì làm thêm, Thắng được một người anh chỉ cho nghề “ship” hàng. Ðể vào được nghề, Thắng phải nhờ đến một người trong nghề giúp. “Shipper” đàn anh thường nhận thêm đơn hàng và chia cho Thắng cùng đi giao để kiếm thêm thu nhập. “Nghề này tuy cực, dù trưa nắng hay chiều mưa vẫn phải đi giao hàng để giữ chữ tín với khách hàng cũng như với đồng nghiệp. Với một sinh viên, làm thêm kiếm được một vài trăm ngàn đồng mỗi ngày cũng đã là khá lắm rồi… Có nhiều bạn sinh viên khác cũng muốn làm “shipper”, nhưng không xin làm được đấy”, Thắng nói.

Nghề “kiếm ăn” được

Một đơn hàng đi giao trong khu vực thành phố, “shipper” thường được hưởng tiền công từ 10.000 - 30.000 đồng tùy theo từng loại mặt hàng, khối lượng hàng và địa điểm xa, gần… Nghe qua, thấy không đáng là bao nhưng cùng một thời gian, địa điểm, “shipper” có thể đảm nhiệm nhiều đơn hàng khác nhau. Vì thế, nghề này cũng có thể gọi là “kiếm ăn” được.

Nếu giao nhiều hàng cùng một nơi thì còn được tiền bỏ túi.Trường hợp đi giao ít, đường xa và khi đến nơi, khách lại còn yêu cầu gửi xe mang lên tận phòng cho họ thì xem như… hết cả thu nhập! Tuy nhiên, nếu bù qua, sớt lại với các đơn hàng khác thì bình quân mỗi ngày, người đi giao hàng có thể bỏ túi được từ 200.000 - 300.000 đồng. Kinh nghiệm của anh Quý là phải kết hợp nhiều đơn hàng với nhau. Càng nhiều đơn hàng thì thu nhập tiền công càng cao. Còn Thắng cho biết là thường nhận được khoảng chục đơn hàng mỗi lần, nhưng không phải ngày nào cũng đi “ship” hàng. Có khi 2 - 3 ngày, Thắng mới đi một lượt, nhưng có lúc chỉ một đơn hàng thôi cũng phải đi giao để đảm bảo uy tín với người tạo công ăn việc làm cho mình.

Bi hài chuyện giao hàng

Anh Quý kể, trong một lần đi giao hàng là một bộ đầm thời trang, người đặt hàng online là một cô sinh viên đã nhất định không chịu lấy hàng vì cho là hàng giao không giống với ảnh đăng trên mạng. “Tôi phải mất cả giờ đồng hồ để thuyết phục… Cuối cùng, cô ấy mới đồng ý nhận lấy hàng với điều kiện… bớt 10.000 đồng! Mình phải chấp nhận bỏ tiền túi ra để bớt vì nếu không bớt thì mình không đủ chỉ tiêu số lượng hàng giao, không giao hàng kịp thời gian. Chỉ cần 1, 2 đơn hàng bị hủy sẽ ảnh hưởng đến thu nhập dữ lắm. Sợ nhất là đơn hàng bị khách trả lại vì chúng tôi cũng bị mất luôn tiền công trong đó”, anh Quý nói.

Ðối với những “shipper”, giao hàng là cả một quá trình với nhiều công đoạn và cả nhiều… bi hài nữa. Ðầu tiên, “shipper” đến shop nhận hàng, ứng tiền cho sản phẩm (lộ phí, tiền thối lại khách), gọi điện trao đổi với khách hàng, xác nhận thời gian, địa điểm, rồi chở hàng đến đó. Gặp được khách hàng và giao hàng suôn sẻ thì không sao, nhưng nếu gặp phải khách hàng nào đã đặt hàng nhưng bỏ ngang thì ức chế vô cùng. “Cứ tưởng tượng, trải qua bao nhiêu công đoạn mới cầm được đơn hàng… Trời nắng chang chang, đi cả đoạn đường xa đến giao, nhưng khi gọi điện cho khách năm lần, bảy lượt mà khách không nhấc máy thì sẽ hiểu được nghề ship này có những lúc ê chề đến mức nào”, anh Quý nói.
Bên cạnh đó để thuận tiện Khách hàng, Viettel Post đồng hành cùng khách hàng, luôn cải tiến những biện pháp giúp khách hàng tốt nhất.
Nguồn: Người Giao hàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội truyền thống Việt Nam. Không phải tự nhiên, người Việt hay nói vui “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là vậy. Từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hoá và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. Kinh nghiệm đối với du khách thập phương khi có ý định trẩy hội là tham khảo trước thông tin về thời gian, địa điểm và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kĩ về câu chuyện văn hoá, lịch sử để tránh được những điều mà người dân địa phương kiêng kị trong đầu năm mới.   Lễ hội truyền thống Việt những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. @Internet 1. Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh Online

Rất nhiều người muốn thử làm giàu bằng cách kinh doanh online thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo, nhưng cảm thấy vô cùng khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu.  Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tài chính và vận hành sàn TMĐT Shopee cho rằng, có rất nhiều yếu tố đi để có thể đi đến thành công. Đối với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trên mạng thì việc đầu tiên cần tạo sự khác biệt bằng phần hình ảnh và mô tả sản phẩm Cụ thể, với kinh doanh online, hình ảnh và mô tả sản phẩm là hai phần đầu tiên và gây ảnh hưởng mạnh mẽ thu hút khách hàng nhất. Hãy tưởng tượng kinh doanh online là bạn đang mở gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên mạng. Khách hàng sẽ ấn tượng với những gian hàng nào có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt, dễ giúp họ hình dung trong thực tế. Ông Trần Tuấn Anh: Tối thiểu nên có một ảnh chụp thực tế của sản phẩm để tạo độ tin tưởng cho khách hàng Nếu hình ảnh xấu, phản cảm, ngay lập tức khách hàng sẽ b

Logistic trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hơn 400 tỷ USD hiện nay và còn tăng, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá, không gian phát triển ngành logistics nước ta còn rất lớn. Điều này mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân trong nước để đầu tư kết cấu hạ tầng logistics. Cộng đồng DN Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với những chi phí rất cao. Tiềm năng và thách thức Thống kê mới đây của Hiệp hội DN logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng hơn 1.300 DN logistics đang hoạt động, hầu hết là những DN nhỏ và vừa. Các đơn vị logistic lớn được kể đến như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht… Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% GDP của cả nước, lớn hơn nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo